For full functionality of this site it is necessary to enable JavaScript.

Nếu chưa hiểu về điện áp đánh thủng thì đây là câu trả lời dành cho bạn

Điện áp đánh thủng là mức điện áp mà tại đó vật liệu cách điện không còn giữ được khả năng ngăn dòng điện mà bắt đầu dẫn điện. Hiểu đơn giản, đó là ngưỡng mà lớp cách điện "bó tay" trước điện trường mạnh. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu sâu hơn về khái niệm này và cách nó ảnh hưởng đến thiết bị điện, bài viết hôm nay dành cho bạn!

Điện áp đánh thủng là gì?

Bạn có bao giờ thắc mắc tại sao một vật liệu cách điện bỗng nhiên mất đi khả năng ngăn dòng điện và trở thành một chất dẫn điện? Đó chính là lúc điện áp đánh thủng xuất hiện. Hay còn gọi là độ bền điện môi, đây là mức điện áp tối thiểu khiến vật liệu cách điện không còn duy trì được khả năng ngăn dòng điện, tạo ra sự phóng điện hoặc dòng rò nguy hiểm.

Dù lý thuyết nghe có vẻ khô khan, nhưng trong thực tế, điện áp đánh thủng đóng vai trò quan trọng trong thiết kế và kiểm tra các linh kiện điện tử, thiết bị điện để đảm bảo an toàn vận hành

điện áp đánh thủng

Ba loại điện áp đánh thủng thường gặp

Trên thực tế, điện áp đánh thủng không chỉ có một dạng duy nhất mà được chia thành ba loại chính: Diode Breakdown, Zener Breakdown và Avalanche Breakdown. Mỗi loại có cơ chế hoạt động riêng biệt, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất và ứng dụng của linh kiện điện tử.

Điện áp đánh thủng của Diode 

Diode là một linh kiện bán dẫn hoạt động như một công tắc điện tử chỉ cho phép dòng điện đi theo một chiều nhất định. Nó được tạo thành từ hai lớp vật liệu bán dẫn P và N, hình thành một rào cản tiếp giáp ngăn cản dòng điện khi phân cực ngược.

Nhưng điều gì xảy ra khi điện áp ngược tăng lên đến một mức giới hạn? Tại một ngưỡng nhất định, rào cản này bị phá vỡ, khiến dòng điện ngược tăng vọt – hiện tượng này chính là điện áp đánh thủng của diode. Đây là yếu tố quan trọng cần kiểm soát khi thiết kế mạch điện, vì nếu vượt quá giới hạn này, diode có thể bị hỏng hoặc hoạt động không ổn định.

Điện áp đánh thủng của Diode Zener

Diode Zener là một linh kiện phổ biến trong các mạch điện tử, đặc biệt là khi cần cung cấp điện áp tham chiếu ổn định. Điểm đặc biệt của Diode Zener là khả năng hoạt động ở vùng phân cực ngược, nơi điện áp đánh thủng xảy ra nhờ hiệu ứng Zener.

Khi điện áp phân cực ngược tăng đến một mức độ nhất định, điện trường trong diode Zener đủ mạnh để khiến các electron mang hóa trị “nhảy” vào vùng dẫn, gây ra một hiện tượng gọi là “đào hầm” – nơi các electron này có thể di chuyển tự do. Quá trình này làm tăng dòng điện ngược, dẫn đến sự gia tăng số lượng các hạt mang điện tích thiểu số. Mức điện áp tối thiểu mà hiệu ứng Zener bắt đầu xảy ra được gọi là điện áp đánh thủng Zener. Đây là yếu tố quan trọng để diode Zener có thể hoạt động như một điện áp tham chiếu trong mạch điện tử, giúp ổn định điện áp cho các linh kiện khác.

Đánh thủng kiểu Avalanche Breakdown 

Một dạng đánh thủng khác xảy ra trong diode là hiệu ứng Avalanche Breakdown. Lý do cho hiện tượng này là do điện trường quá mạnh, khiến các hạt mang điện tích thiểu số thu được động năng và va chạm mạnh mẽ với các lỗ trống điện tử trong diode. Cuộc va chạm này phá vỡ các liên kết cộng hóa trị của chúng, sinh ra các hạt mang điện tích mới.

Kết quả là, số lượng các hạt mang điện tích tăng lên, dẫn đến dòng điện ngược cũng gia tăng mạnh mẽ, cuối cùng dẫn đến sự đánh thủng của diode. Điện áp đánh thủng trong trường hợp này gọi là điện áp đánh thủng kiểu Avalanche Breakdown, và nó thường xuất hiện khi điện áp phân cực ngược quá cao. Đây là một yếu tố quan trọng cần kiểm soát khi thiết kế mạch điện, đặc biệt là trong các ứng dụng đòi hỏi khả năng chịu điện áp cao.

Trên đây là những chia sẻ của mình về điện áp đánh thủ, các sản phẩm kiểm tra điện áp đánh thủng bạn có thể tham khảo tại: Thiết bị kiểm tra điện áp đánh thủng

Đăng ký nhận bản tin - cơ hội nhận khuyến mãi