For full functionality of this site it is necessary to enable JavaScript.

Nước nhiễm phèn là gì ? Độ pH của nước nhiễm phèn là bao nhiêu

Tình trạng nước nhiễm phèn là vấn đề khá phổ biến tại Việt Nam, đặc biệt là với nguồn nước giếng khoan được khai thác từ mạch nước ngầm. Rất nhiều khu vực đang sử dụng nước giếng khoan làm nguồn nước sinh hoạt chính thế nhưng nhiều người lại không biết tình trạng ô nhiễm phèn ngày càng nghiêm trọng do nhiều tác động từ con người và thiên nhiên.

Trong nước nhiễm phèn, các chỉ tiêu như độ pH hay nồng độ chất rắn lơ lửng thường không đạt yêu cầu theo quy định của Bộ Y tế. Để có thể xử lý nước một cách hiệu quả, bước đầu tiên cần thực hiện là xác định chính xác độ pH của nguồn nước. Bài viết dưới đây, EMIN sẽ lý giải về vấn đề này để có phương án xử lý kịp thời và phù hợp nhé!

Nước nhiễm phèn và độ pH

Chỉ số pH có vai trò đánh giá mức độ ô nhiễm và chất lượng của nguồn nước. Đối với nước nhiễm phèn, độ pH thường không đạt tiêu chuẩn cho phép, dẫn đến nhiều vấn đề tiềm ẩn. Vậy nước nhiễm phèn là gì và độ pH của nó ảnh hưởng ra sao? Khi độ pH trong nước nhiễm phèn không đạt chuẩn, điều này có thể gây ra nhiều tác hại đối với sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày như thế nào ?

nước nhiễm phèn

Như thế nào là nước nhiễm phèn

Nước nhiễm phèn chứa hàm lượng cao các ion kim loại nặng, như sắt Fe2+ và mangan Mn2+. Việc nhận biết nước nhiễm phèn khá dễ dàng. Khi thấy nước có màu vàng nâu, đục, kèm theo mùi hôi tanh khó chịu và đôi khi có vị chua, đó là dấu hiệu rõ ràng của nước bị nhiễm phèn. Mùi hôi tanh càng nặng, chứng tỏ hàm lượng ion sắt trong nước càng cao. Ngoài ra, khi để nước tiếp xúc với không khí trong một khoảng thời gian, bạn sẽ thấy lớp cặn kết tủa màu vàng nâu nổi lên trên bề mặt, đây cũng là dấu hiệu cho thấy nước bị nhiễm phèn.

Nguyên nhân dẫn tình trạng nước nhiễm phèn

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng nước nhiễm phèn thường bắt nguồn từ đặc điểm thổ nhưỡng của khu vực. Các ion sắt trong nước ngầm được hình thành tự nhiên sâu dưới lòng đất. Bên cạnh đó, ô nhiễm nguồn nước mặt trong thời gian dài cũng góp phần gây ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng nước ngầm.

Việc sử dụng nước nhiễm phèn có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, tăng nguy cơ mắc các bệnh như viêm da, dị ứng, và các vấn đề về hệ tiêu hóa. Trong những trường hợp nghiêm trọng, nó còn có thể dẫn đến ung thư. Không chỉ vậy, nước nhiễm phèn cũng ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, gây hư hỏng cho các vật dụng gia đình. Nước phèn có tính ăn mòn, làm hoen gỉ và để lại vết ố vàng trên đồ dùng. Quần áo khi giặt bằng nước này cũng dễ bị xỉn màu, trở nên thô ráp và nhanh hư hỏng.

Chỉ số pH trong nước

Chỉ số pH được tính dựa trên hàm logarit của nồng độ các ion H+ trong nước. Theo lý thuyết, độ pH của nước dao động từ 0 đến 14.

– Nước có độ pH < 7: mang tính axit  

– Nước có độ pH = 7: trung tính  

– Nước có độ pH > 7: mang tính kiềm (bazơ)  

Trong nước sinh hoạt hoặc nước uống, độ pH an toàn nằm trong khoảng 6,5 đến 8,5. Đo độ pH giúp đánh giá ảnh hưởng của các thành phần hóa học trong nước, đặc biệt là đối với tính ăn mòn của đường ống và các dụng cụ kim loại chứa nước. Độ pH quá thấp hoặc quá cao có thể làm hòa tan kim loại nặng trong nước, gây hại cho sức khỏe và ảnh hưởng đến mùi vị của nước. Việc xác định chính xác độ pH cũng giúp lựa chọn các biện pháp xử lý nước ô nhiễm hiệu quả và phù hợp.

Độ pH của nước phèn là bao nhiêu

Nước nhiễm phèn gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe cũng như đời sống sinh hoạt hàng ngày. Khi chất lượng nguồn nước không được đảm bảo, chi phí cho việc chữa bệnh và sửa chữa thiết bị gia đình cũng tăng cao.

Để trả lời câu hỏi “Độ pH của nước nhiễm phèn là bao nhiêu?”, ta cần hiểu rằng các thành phần ô nhiễm trong nước phèn khiến nó mang tính axit. Do đó, nước nhiễm phèn thường có độ pH dưới 7. Tuy nhiên, không có giá trị pH cố định cho mọi nguồn nước nhiễm phèn, bởi hàm lượng ion hòa tan trong nước có sự khác biệt giữa các khu vực. Thông thường, độ pH của nước nhiễm phèn dao động từ 5 đến 6,5. Mức độ nhiễm phèn càng cao thì độ pH càng giảm.

Xác định độ pH trong nước nhiễm phèn thế nào ?

– Sử dụng giấy quỳ tím: Đây là một phương pháp đơn giản và có chi phí rất thấp để đo độ pH. Chỉ cần nhúng giấy quỳ tím vào nguồn nước. Nếu giấy chuyển sang màu đỏ, điều đó cho thấy nước có tính axit. Bạn có thể so sánh màu giấy với bảng màu để ước lượng giá trị pH. Tuy nhiên, giấy quỳ tím chỉ xác định được tính chất axit của nước mà không thể đưa ra giá trị pH chính xác trong nước nhiễm phèn.

– Sử dụng bút đo pH: Bút đo pH có sẵn trên thị trường với nhiều mức giá khác nhau. Bạn chỉ cần đặt đầu dò của bút vào nước, sau một thời gian ngắn, giá trị pH sẽ hiển thị trên màn hình LCD của bút. Đây là phương pháp phổ biến nhờ sự tiện lợi và nhanh chóng. Tuy nhiên, để có kết quả chính xác, bạn cần chọn loại bút chất lượng và làm theo đúng hướng dẫn sử dụng.

Nước phèn có độ pH không đạt chuẩn xử lý thế nào ?

Hầu hết các nguồn nước nhiễm phèn thường có độ pH thấp hơn so với tiêu chuẩn nước sạch, vì vậy cần có những giải pháp xử lý hiệu quả để loại bỏ phèn và các tạp chất ô nhiễm trong nước. Hiện nay, nhiều người tiêu dùng tin tưởng vào việc sử dụng hệ thống lọc tổng nước sinh hoạt đầu nguồn và máy lọc nước RO cho gia đình.

Những thiết bị này có thể xử lý phèn và loại bỏ được nhiều tác nhân ô nhiễm khác như hóa chất độc hại, kim loại nặng và vi sinh vật gây hại. Đồng thời, chúng còn giúp tăng độ pH lên mức an toàn và cải thiện đáng kể mùi vị của nước, mang lại nguồn nước sạch và an toàn cho sức khỏe.

Đăng ký nhận bản tin - cơ hội nhận khuyến mãi