For full functionality of this site it is necessary to enable JavaScript.

Rơ le nhiệt LS

Bảo vệ thiết bị tốt hơn chỉ bằng cách hiểu đúng về rơ le nhiệt

Trước hết cần hiểu rơ le nhiệt là gì và dùng để làm gì, Rơ le nhiệt bảo vệ thiết bị điện khỏi quá tải nhiệt, giúp ngắt mạch khi nhiệt độ vượt quá ngưỡng an toàn. Trong bài viết này, EMIN trả lời một số câu hỏi thường gặp về rơ le nhiệt.

rơ le nhiệt là gì

Rơ le nhiệt có chức năng bảo vệ chống đoản mạch không?

Câu trả lời là Không. Tại sao? Rơ le nhiệt không cung cấp khả năng bảo vệ ngắn mạch, chúng được thiết kế để bảo vệ động cơ khỏi quá tải bằng cách ngắt mạch khi dòng điện vượt quá giới hạn nhất định trong một khoảng thời gian nhất định. Để bảo vệ chống ngắn mạch, các thiết bị như cầu dao tự động (MCB) hoặc cầu chì được sử dụng.

Rơ le nhiệt nên được lựa chọn theo công suất động cơ hay dòng điện định mức?

Theo kinh nghiệm của các kỹ sư và kỹ thuật viên, rơle nhiệt nên được lựa chọn theo dòng điện định mức của động cơ. Lựa chọn dựa trên dòng điện giúp đảm bảo rơle nhiệt hoạt động chính xác, phù hợp với tải thực tế của động cơ. Lựa chọn dựa trên công suất có thể dẫn đến sai số do ảnh hưởng của hệ số công suất và điều kiện vận hành.

Tại sao rơ le nhiệt hoạt động liên tục mặc dù động cơ vẫn hoạt động bình thường?

Rơ le nhiệt có thể ngắt liên tục vì một số lý do:

- Cài đặt dòng điện không chính xác: Nếu giá trị cài đặt thấp hơn dòng làm việc thực tế, rơ-le sẽ ngắt mạch thường xuyên. 

- Môi trường nhiệt độ cao: Nhiệt độ môi trường xung quanh cao có thể làm rơ-le nhiệ

- Tiếp điểm bị oxy hóa hoặc lỏng lẻo: Điều này gây ra hiện tượng tăng nhiệt cục bộ, khiến rơ-le nhiệt ngắt mạch.

- Động cơ bị quá tải nhẹ liên tục: Tình trạng này tích tụ nhiệt và kích hoạt rơ-le nhiệt.

Rơ-le nhiệt có dùng được cho động cơ 1 pha không?

Hoàn toàn có thể. Dù rơ-le nhiệt thường được thấy trong hệ thống 3 pha, nhưng nếu lựa chọn đúng loại và đấu nối chuẩn, bạn vẫn có thể sử dụng chúng cho động cơ 1 pha mà không gặp vấn đề gì nhé!

Quan trọng là nhu cầu bạn dùng rơ le để làm gì. Nếu là rơ-le nhiệt dành riêng cho động cơ 1 pha, mọi chuyện sẽ đơn giản hơn, chỉ cần kết nối theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Nhưng nếu bạn đang sử dụng rơ-le nhiệt 3 pha cho động cơ 1 pha, thì phải lưu ý đến cách đấu nối: thông thường chỉ dùng 2 trong 3 cực, và đảm bảo phần dòng điện cài đặt phải khớp với dòng làm việc thực tế của động cơ.

Một số người nhầm tưởng có thể dùng rơ-le 3 pha cho mọi trường hợp, nhưng nếu cài đặt sai hoặc bỏ qua yếu tố nhiệt độ và dòng tải thực tế, thì rơ-le rất dễ ngắt sai hoặc không bảo vệ được thiết bị. Thậm chí có thể gây hỏng hóc nếu tiếp điểm không tiếp xúc tốt.

Lời khuyên: nếu không chắc chắn, hãy ưu tiên loại rơ-le được thiết kế cho động cơ 1 pha, hoặc tham khảo ý kiến kỹ thuật EMIN trước khi lắp đặt. Chọn đúng rơ-le và đấu nối chuẩn ngay từ đầu sẽ giúp bạn tránh được rất nhiều rắc rối sau này.

























































































































Đăng ký nhận bản tin - cơ hội nhận khuyến mãi