Căn lá, thước đo khe hở INSIZE
Phân loại bộ căn lá và ứng dụng thực tế của thước đo khe hở
Trong lĩnh vực cơ khí các hệ thống máy móc được cấu tạo từ nhiều chi tiết khớp nối với nhau. Để đảm bảo hoạt động ổn định, mỗi chi tiết phải được thiết kế trong một dung sai nhất định. Ví dụ, nói đến sự ăn khớp giữa piston và xi lanh trong động cơ. Nếu các bộ phận này quá khít, không có khoảng cách, sẽ gây ra ma sát quá mức và dẫn đến mài mòn nhanh chóng. Điều này làm giảm tuổi thọ của các bộ phận, còn tăng chi phí bảo trì và khiến máy móc phải dừng hoạt động để sửa chữa. Ngược lại, nếu khoảng cách giữa piston và xi lanh quá lớn, khí nén sẽ dễ dàng thoát ra, làm giảm hiệu suất của động cơ.
Vì vậy, nhiệm vụ của các kỹ sư và thợ vận hành là đảm bảo khe hở giữa các chi tiết luôn nằm trong giới hạn cho phép. Một trong những công cụ quan trọng nhất để kiểm tra điều này là thước căn lá (Feeler gauge). Trong bài viết này, EMIN sẽ cùng bạn tìm hiểu về khái niệm, phân loại, và ứng dụng của loại thiết bị này.
Khái niệm về thước căn lá
Căn lá còn được biết đến như thước đo độ dày, là dụng cụ cơ khí dùng để đo khe hở giữa hai bề mặt song song, chẳng hạn như giữa các bộ phận máy móc. Bộ căn lá thường bao gồm nhiều miếng kim loại dẹt, mỗi miếng có độ dày khác nhau và được liên kết lại bằng đai ốc hoặc đinh tán. Các miếng lá này được hiệu chỉnh chính xác về độ dày, có thể linh hoạt mở ra hoặc gấp lại khi đo, và có thể xếp chồng lên nhau để tạo ra các kích thước mới.
Căn lá thường được làm từ thép cao cấp, đảm bảo chúng không bị nén trong quá trình đo, giúp kết quả đo chính xác và giảm thiểu sai số.
Các loại thước căn lá
Loại căn lá thông dụng nhất là loại có các tấm lá phẳng, thường có chiều rộng đồng đều và được làm từ thép carbon. Một bộ căn lá như vậy sẽ có nhiều tấm với độ dày khác nhau để đáp ứng nhu cầu đo đa dạng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, việc sử dụng tấm lá phẳng không đủ linh hoạt. Vì vậy, các biến thể của căn lá đã được phát triển để phù hợp hơn với các tình huống đo phức tạp.
Một số bộ căn lá có thiết kế tấm dài hơn hoặc có độ uốn cong, giúp người sử dụng tiếp cận dễ dàng hơn trong các không gian hẹp hoặc khó di chuyển. Ngoài ra, còn có loại căn lá với đầu lưỡi thuôn nhọn, giúp cho tấm lá hẹp dần về một đầu, rất hữu ích khi cần đo các khe hở trong những khu vực hạn chế về diện tích. Những thiết kế này giúp việc đo khe hở trở nên thuận tiện và chính xác hơn, ngay cả trong những môi trường làm việc khó khăn.
Tìm hiểu về đặc điểm kỹ thuật thước căn lá
Dưới đây là một vài đặc điểm kỹ thuật cần lưu ý trước khi lựa chọn căn lá:
- Số lượng tấm lá: Các bộ căn lá có số lượng tấm khác nhau, thường được chia làm ba mức. Bộ nhỏ có dưới 10 tấm, trung bình khoảng 13, 15, 25, 26, hoặc 31 tấm, và bộ lớn có thể chứa trên 100 tấm lá.
- Vật liệu: Thước căn lá thường được làm từ thép carbon, nhưng cũng có thể làm từ đồng thau, inox, hoặc nhựa. Căn lá bằng đồng thau có ưu điểm không phát tia lửa khi sử dụng, an toàn trong môi trường dễ cháy nổ, đồng thời chống ăn mòn và không nhiễm từ, thích hợp cho các ứng dụng điện tử. Căn lá inox nổi bật với khả năng chịu nhiệt tốt, trong khi các căn lá nhựa kết hợp cả khả năng chống ăn mòn, không phát tia lửa và không nhiễm từ. Đặc biệt, một số bộ căn lá có thể được làm từ nhiều vật liệu khác nhau, chẳng hạn như sự kết hợp giữa thép và đồng thau.
- Độ dài tấm lá: Độ dài tiêu chuẩn của tấm lá thường dao động từ 3-5 inch, nhưng cũng có các tấm dài lên tới 12 inch, trong khi tấm ngắn chỉ từ 0,75-1 inch.
- Đơn vị đo: Các bộ căn lá có thể sử dụng hệ mét hoặc hệ inch, tùy thuộc vào nhu cầu đo lường.
- Đóng gói: Thước căn lá thường được đóng gói theo hai cách chính. Một là xếp các tấm theo kiểu gấp quạt, cố định ở một đầu, và kiểu còn lại là các tấm riêng lẻ, bảo quản trong túi hoặc hộp đựng.
Ứng dụng thực tế của căn lá:
Dưỡng đo khe hở – điều mà các thiết bị đo lường khác như thước kẹp không thể làm được. Loại thước này được sử dụng phổ biến trong nhiều ngành công nghiệp then chốt như hàng không vũ trụ, ô tô, dược phẩm, dầu khí, và gia công cơ khí.
Ví dụ, trong ngành sản xuất ô tô, thước căn lá được dùng để điều chỉnh khe hở van giữa tay gạt và thân van, cũng như điều chỉnh khe hở bugi. Tại các nhà máy lọc dầu, dụng cụ này hỗ trợ kiểm tra kích thước khe giữa các thành tường trong bình chứa của lò phản ứng. Thậm chí, trong ngành sản xuất phim, thước căn lá cũng góp phần đảm bảo khoảng cách đồng đều trên khuôn rập và con lăn suốt chiều dài bộ khuôn.
Việc sử dụng thước đo khe hở trong các lĩnh vực này không chỉ đảm bảo độ chính xác mà còn giúp duy trì hiệu suất và chất lượng của sản phẩm
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-