Máy ly tâm Benchmark
Máy ly tâm là gì ? Nguyên lý hoạt động và mục đích sử dụng máy ly tâm
Máy ly tâm hiện nay được sử dụng khá phổ biến, được sử dụng ở nhiều môi trường khác nhau, đặc biệt là trong phòng thí nghiệm. Vậy máy ly tâm là gì, sử dụng máy ly tâm với mục đích gì, nguyên lý hoạt động và cấu tạo ra sao. Bài viết dưới đây sẽ giải thích rõ về máy ly tâm, cùng mình khám phá nhé!!!
Tổng quát về máy ly tâm
Quá trình ly tâm được thực hiện thông qua máy ly tâm, nơi lực ly tâm giúp tăng tốc độ lắng của dung dịch. Lực này phụ thuộc vào tốc độ quay của rotor và khoảng cách từ tâm rotor đến ống ly tâm. Đây là quá trình phân tách các hạt dựa trên kích thước và mật độ khác nhau giữa pha lỏng và pha rắn.
Trong thực tế, nhiều loại rotor với kích thước khác nhau có thể được sử dụng trong một máy ly tâm. Mỗi máy sẽ đi kèm với một đồ thị hoặc bảng thể hiện rõ mối quan hệ giữa tốc độ quay và lực ly tâm tương ứng với từng loại rotor. Điều này giúp người dùng dễ dàng lựa chọn rotor phù hợp với yêu cầu cụ thể của quá trình ly tâm.
Máy ly tâm có cấu tạo như thế nào
Cấu tạo của máy ly tâm gồm bốn phần cơ bản:
- Phần quay: Gồm động cơ tốc độ cao, tạo lực ly tâm lớn, cùng hệ thống giảm rung, rotor, và adapter.
- Phần điều khiển: Bao gồm mạch điều khiển giúp người dùng cài đặt tốc độ và thời gian.
- Hệ thống cảm biến: Gồm cảm biến đóng cửa, cảm biến bất đối xứng, cảm biến quá tải, cảm biến dòng và cảm biến rotor.
- Thùng máy: Bộ phận này đảm bảo an toàn trong quá trình ly tâm.
Mục đích sử dụng máy ly tâm là gì ?
Máy ly tâm được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Nó được áp dụng trong y tế, nghiên cứu khoa học, phòng thí nghiệm công nghệ sinh học, hóa học, và dược phẩm…
Nguyên lý hoạt động của máy ly tâm ?
Nguyên lý hoạt động: Quá trình ly tâm hoạt động dựa trên sự phân tách các hạt và mật độ khác nhau giữa pha lỏng và pha rắn, dựa trên khối lượng riêng của chúng. Khi ly tâm, lực ly tâm sẽ tách các thành phần ra thành các lớp khác nhau. Thành phần có khối lượng riêng lớn nhất sẽ di chuyển ra xa tâm nhất, trong khi thành phần có khối lượng riêng nhỏ hơn sẽ tập trung ở trung tâm của roto. Kết thúc quá trình, từ một hỗn hợp ban đầu, các thành phần riêng biệt sẽ được tách ra.
Nguyên tắc:
- Sử dụng ống ly tâm có kích thước phù hợp với roto của máy.
- Đặt các ống cần ly tâm ở vị trí cân bằng về thể tích và khối lượng. Nếu chỉ có một mẫu, thêm một ống chứa nước để đảm bảo cân bằng.
- Đậy nắp roto trước khi khởi động máy ly tâm.
- Kiểm tra lại các thông số vận hành như thời gian và tốc độ trước khi vận hành máy.
Phân loại máy ly tâm hiện đang có trên thị trường
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại máy ly tâm khác nhau, phân thành các loại cơ bản sau:
Máy ly tâm mini
Máy ly tâm tốc độ thấp
Máy ly tâm tốc độ cao
Máy ly tâm dùng trong lĩnh vực y tế
Máy ly tâm lạnh
Máy ly tâm đĩa
Mỗi loại máy ly tâm đáp ứng những nhu cầu sử dụng khác nhau. Các hãng nổi bật phân phối máy ly tâm bao gồm Dlab, Hermle, và Hettich. Mỗi hãng có những ưu nhược điểm riêng, phù hợp với nhu cầu cụ thể của từng khách hàng, từ phòng thí nghiệm nhỏ đến các cơ sở nghiên cứu lớn.
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-