For full functionality of this site it is necessary to enable JavaScript.

Bạn đã biết nhiệt độ ủ sữa chua bao nhiêu là chính xác chưa ?

Việc lựa chọn nhiệt độ ủ sữa chua cực kỳ quan trọng trong quy trình làm sữa chua để biết có thành công hay không. Nhiệt độ ủ phụ thuộc vào loại men vi sinh và loại sữa mà bạn sử dụng, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian lên men cũng như chất lượng sữa chua. Dưới đây là hướng dẫn để bạn có thể ủ sữa chua ở nhiệt độ chuẩn nhất, giúp tạo ra những mẻ sữa chua sánh mịn, thơm ngon và đảm bảo dinh dưỡng cho cả nhà.

Tác động của nhiệt độ đến quy trình ủ sữa chua

nhiệt độ ủ sữa chua

Kểm soát nhiệt độ trong lúc ủ sữa chua giúp vi khuẩn lên men hoạt động hiệu quả, từ đó tạo ra thành phẩm sữa chua lên men cực kỳ chất lượng, cụ thể như sau:

Hoạt động của vi khuẩn lên men

Vi khuẩn chủ yếu trong quá trình lên men sữa chua là Lactobacillus bulgaricus và Streptococcus thermophilus. Những vi khuẩn này phát triển tối ưu ở nhiệt độ từ 40°C đến 45°C.

Dưới 40°C vi khuẩn phát triển chậm, kéo dài thời gian ủ và có thể ảnh hưởng đến hương vị và độ đặc của sữa chua.

Trên 45°C vi uẩn có thể bị suy yếu hoặc chết, khiến quá trình lên men không hoàn chỉnh và sữa chua cuối cùng không đạt chất lượng mong muốn.

Nhiệt độ ủ sữa chua ảnh hưởng đến thời gian ủ

Khi ủ sữa chua ở nhiệt độ từ 40°C đến 45°C, thời gian ủ sẽ ngắn hơn, thường chỉ mất từ 4 đến 6 giờ. Nếu ủ ở nhiệt độ thấp hơn, bạn có thể mất đến 8 giờ hoặc hơn để đạt được độ lên men mong muốn.

Độ chua của sữa chua thành phẩm

Nhiệt độ ủ phù hợp giúp vi khuẩn lên men lactose thành acid lactic một cách hiệu quả, tạo ra độ chua đặc trưng. Nếu nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp, vi khuẩn sẽ không hoạt động tốt, khiến sữa chua ít chua hoặc có vị lạ.

Nhiệt độ ủ tác động đến độ đặc của sữa chua

Nhiệt độ ủ đúng cách giúp sữa chua có kết cấu mịn màng và độ đặc vừa phải. Nếu nhiệt độ không đủ, sữa chua có thể bị lỏng hoặc không đông đặc đúng cách. Ngược lại, nếu nhiệt độ quá cao, sữa chua có thể bị tách nước hoặc vữa, làm mất đi sự hấp dẫn của sản phẩm.

Vậy sữa chua cần ủ nhiệt độ bao nhiêu và phương pháp ủ như thế nào ?

Rất nhiều người thắc mắc về nhiệt độ phù hợp để ủ sữa chua. Dựa trên lý thuyết, nhiệt độ lý tưởng để quá trình lên men diễn ra hiệu quả là từ 32°C đến 48°C. Tuy nhiên, mỗi phương pháp ủ khác nhau sẽ đòi hỏi mức nhiệt độ cụ thể để đạt kết quả tốt nhất.

Ủ sữa chua bằng nồi cơm điện:

Khi sử dụng nồi cơm điện để ủ sữa chua, bạn nên chuẩn bị nước ấm khoảng 80°C để ủ. Điều này giúp duy trì nhiệt độ ổn định, và khi nhiệt độ giảm xuống khoảng 38-40°C là lý tưởng nhất cho quá trình lên men. Nếu nhiệt độ quá thấp, vi khuẩn sẽ phát triển chậm, còn nếu quá cao, men có thể bị hỏng.

Ủ sữa chua bằng lò vi sóng:

Khi ủ sữa chua trong lò vi sóng, đảm bảo nhiệt độ dưới 45°C để men không bị chết. Để nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp sẽ làm hỏng men, khiến quá trình ủ không thành công. Sau khi ủ xong, không nên cho sữa chua vào ngăn đá vì men lợi khuẩn sẽ chết. Tốt nhất là bảo quản sữa chua trong ngăn mát tủ lạnh để duy trì chất lượng và lợi ích của sản phẩm.

Ủ sữa chua bằng thùng đá, xốp:

Để ủ sữa chua trong thùng đá hoặc xốp, việc duy trì nhiệt độ ổn định khoảng 40°C đến 45°C là rất quan trọng. Điều này giúp quá trình lên men diễn ra hiệu quả, tạo ra sữa chua có kết cấu mịn màng, vị chua nhẹ và thơm ngon.

Lưu ý: Trước khi đặt các hũ sữa chua vào thùng xốp, hãy đun nước ấm khoảng 45°C. Tránh dùng nước quá nóng vì nhiệt độ cao có thể làm chết vi khuẩn lên men, ảnh hưởng đến chất lượng sữa chua. 

Quá trình ủ sữa chua trong thùng xốp thường kéo dài từ 4 đến 6 giờ. Sau thời gian này, kiểm tra xem sữa chua đã đạt độ đông đặc và độ chua mong muốn chưa. Nếu cần thiết, có thể ủ thêm vài giờ nữa để đạt được kết quả tốt nhất.

Sử dụng thiết bị đo nhiệt độ

Để kiểm tra nhiệt độ ủ sữa chua một cách chuẩn xác, nên sử dụng các loại nhiệt kế đo thực phẩm thay vì dựa vào cảm giác, vì cảm giác thường không đúng nha. Dưới đây là một số gợi ý về thiết bị đo nhiệt độ thực phẩm hiệu quả:

Máy đo nhiệt độ TESTO 106

testo 106

- Dải đo nhiệt độ rộng từ -50°C đến +275°C, giúp bạn đo được nhiều loại thực phẩm trong các điều kiện khác nhau.

- Đầu dò làm bằng inox, phù hợp để đo nhiệt độ thực phẩm và đảm bảo vệ sinh an toàn.

- Thiết bị này đo nhiệt độ rất nhanh và chính xác (±1%), giúp tiết kiệm thời gian và đảm bảo độ chính xác cao trong quá trình đo.

Các bước ủ sữa chua có thể bạn chưa biết

Sau khi biết được nhiệt độ ủ sữa chua lý tưởng, bạn có thể tự làm sữa chua tại nhà theo các bước cơ bản sau:

Bước 1: Chuẩn bị và tiệt trùng các dụng cụ (lọ đựng sữa…) để tránh vi khuẩn làm hỏng sữa chua.

Bước 2: Chuẩn bị sữa (sữa đặc, sữa tươi không đường/có đường, sữa bột, sữa nguyên kem, sữa tách béo…). Đun nóng hỗn hợp sữa ở mức 80 – 85°C, sau đó để nguội về mức 30 – 43°C.

Bước 3: Trộn men với hỗn hợp một cách nhẹ nhàng, không khuấy mạnh để tránh men bị vón cục và không hòa tan.

Bước 4: Đổ sữa chua vào dụng cụ đựng và ủ ở nơi ấm áp, duy trì nhiệt độ ủ từ 32 – 48°C là tốt nhất. Sau đó, đặt chúng vào ngăn mát tủ lạnh để quá trình lên men chậm lại, giúp sữa chua không bị chua quá và có thể bảo quản lâu hơn.

Xem thêm bài viết liên quan:

[ Thắc mắc ] Có nên mua máy đo nhiệt độ cũ không ?

Đo nhiệt độ nước sôi thì dùng nhiệt kế nào ? Cách sử dụng ?

Hy vọng với những thông tin trên, bạn sẽ biết cách chọn nhiệt độ ủ sữa chua phù hợp và làm thành công món ăn này. Nếu bạn cần tìm mua nhiệt kế thực phẩm, hãy liên hệ ngay với EMIN để mua hàng với giá tốt nhé!

Đăng ký nhận bản tin - cơ hội nhận khuyến mãi