For full functionality of this site it is necessary to enable JavaScript.

Chỉ bạn cách hút chì ra khỏi linh kiện hàn lỗi

Cách hút chì ra khỏi linh kiện hàn lỗi là vấn đề mà không ít thợ sửa chữa điện tử quan tâm, nhất là khi phải xử lý những mạch phức tạp hoặc các linh kiện nhạy cảm dễ chập, hỏng. Khi gặp lỗi hàn, việc lấy chì ra sao cho nhanh và sạch sẽ, nhưng vẫn đảm bảo không làm hỏng linh kiện và mạch là một kỹ thuật cực kỳ quan trọng. Vậy có những cách hút chì ra khỏi linh kiện hàn lỗi nào, cùng mình tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Cách hút thiếc và chì hàn ra khỏi linh kiện hàn lỗi

Khi thợ sửa chữa mắc lỗi hàn trên linh kiện điện tử, việc hút chì đúng cách cần đảm bảo sạch sẽ và tính thẩm mỹ cao. Có nhiều phương pháp hiệu quả để hút chì ra khỏi các mối hàn lỗi mà bạn có thể tham khảo và áp dụng.

cách hút chì ra khỏi linh kiện hàn lỗi

C1: Sử dụng máy hút thiếc

Một trong những cách phổ biến và tiện lợi nhất là sử dụng súng hút thiếc. Cần chuẩn bị sẵn một súng hút thiếc chất lượng tốt, dễ tìm thấy tại các cửa hàng chuyên dụng. Để thao tác hiệu quả hơn, bạn có thể bọc một đoạn cao su dài khoảng 2cm vào đầu súng, giúp quá trình hút thiếc diễn ra mượt mà và sạch sẽ.

Cách thực hiện rất đơn giản: trước tiên, có thể sử dụng một chút nhựa thông để làm nóng chảy mối hàn cũ. Khi thiếc bắt đầu chảy, đặt đầu súng vào sát mối hàn và bấm nút. Đoạn cao su ở đầu súng sẽ giúp hút sạch thiếc nhanh chóng, đảm bảo mối hàn không còn dấu vết, giữ cho mạch điện luôn gọn gàng và an toàn khi thao tác.

C2: Sử dụng nhiều bó dây nhỏ để hút:

Phương pháp thứ hai để loại bỏ chì hàn lỗi là dùng các bó dây đồng nhỏ, rất hữu ích trong trường hợp không có sẵn súng hút thiếc. Đối với cách này, bạn nên chọn dây đồng có lõi nhỏ vừa phải, không quá mỏng để tránh đứt hoặc làm hỏng mạch, nhưng cũng không quá dày để đảm bảo khả năng hút thiếc tốt hơn.

Cách thực hiện như sau: đầu tiên, thấm dây đồng vào nhựa thông để đảm bảo dây có độ bám khi hút thiếc. Sau đó, đặt dây đồng lên mối hàn cần hút, dùng mỏ hàn nung nóng dây và thiếc. Khi thiếc nóng chảy, dây đồng sẽ hút một lượng đáng kể thiếc từ mối hàn, giúp làm sạch mạch. 

Để tiếp tục hút thiếc sạch hơn, bạn có thể nhấc dây đồng lên, vẩy nhẹ để loại bỏ phần thiếc đã hút vào dây. Phương pháp này dù đơn giản nhưng sẽ giúp loại bỏ thiếc và chì thừa một cách gọn gàng, đảm bảo mạch trở nên sạch sẽ và an toàn để sửa chữa tiếp.

Tham khảo sản phẩm liên quan:

Trạm hàn thiếc EMIN

Muốn hàn linh kiện không lỗi cần chú ý điều gì:

Cần chú ý đến kỹ thuật hàn chuẩn. Dưới đây là một số điểm bạn cần lưu ý khi hàn linh kiện để đạt hiệu quả tốt nhất.

Lựa chọn mỏ hàn 

Chọn mỏ hàn phù hợp: Bước đầu tiên để có mối hàn đẹp và bền là lựa chọn một mỏ hàn đúng loại và chất lượng. Trước khi mua, bạn nên tìm hiểu kỹ về các loại mỏ hàn phổ biến trên thị trường cũng như thông số kỹ thuật của chúng. Đối chiếu nhu cầu sử dụng với các đặc điểm của từng loại mỏ hàn sẽ giúp bạn chọn được công cụ phù hợp nhất.

Để mối hàn đạt độ đẹp và bám chắc nhất, một bước rất quan trọng mà bạn không nên bỏ qua là tráng thiếc cho đầu mỏ hàn trước khi sử dụng.

Tráng thiếc cho mỏ hàn:

Các bước tráng thiếc cho mỏ hàn như sau:

1. Làm nóng mỏ hàn: Khởi động mỏ hàn và để nó tiếp xúc với nhựa thông, giúp nhựa thông tan chảy và bám đều lên đầu mỏ hàn. Đây là lớp bảo vệ giúp thiếc dễ dàng bám vào đầu mỏ hàn hơn.

2. Tiếp xúc với thiếc: Sau khi đã phủ nhựa thông, đặt đầu mỏ hàn vào những vị trí có sẵn thiếc để thiếc có thể bám đều vào phần đầu mỏ hàn.

3. Tránh oxy hóa: Để mỏ hàn không bị oxy hóa, tránh để nó ở trạng thái nóng mà không tiếp xúc với bất kỳ vật liệu nào trong thời gian dài. Nếu đầu mỏ hàn bị oxy hóa, thiếc sẽ khó bám và ảnh hưởng đến chất lượng mối hàn. 

Chỉnh mức nhiệt hàn thích hợp:

Nếu nhiệt độ quá thấp, thiếc sẽ khó nóng chảy, còn nếu quá cao, có thể làm cháy mạch hoặc hỏng linh kiện. Nhiệt độ lý tưởng để thiếc nóng chảy là từ 200 – 280°C, vì vậy bạn cần chọn mức nhiệt phù hợp trong khoảng 240 – 350°C, tùy theo yêu cầu của từng loại mạch và mỏ hàn.

- Linh kiện dán và IC: Chọn nhiệt độ khoảng 240 – 260°C để tránh làm ảnh hưởng đến các linh kiện nhỏ và nhạy cảm.

- Linh kiện rời: Nhiệt độ 260°C thường là phù hợp.

Ngoài ra, thời gian giữ mũi hàn ở chân linh kiện nên giới hạn trong khoảng 5 – 7 giây để tránh gây hư hại cho mạch.

Làm sạch mối hàn cũng là 

Đây là bước không thể thiếu để đảm bảo mối hàn sáng đẹp và bền chắc. Sau khi hàn xong, dùng một lượng cồn hoặc lượng aceton vừa đủ để lau sạch những điểm tiếp xúc trên mạch, giúp loại bỏ bụi bẩn và làm mạch sáng bóng, tăng tính thẩm mỹ và độ bền cho mối hàn.

Mạ lại đầu mũi hàn

Quy trình mạ lại đầu mũi hàn như sau:

1. Làm sạch đầu mũi hàn: Dùng một lưỡi dao nhỏ cạo sạch lớp oxy hóa và cặn bám trên đầu mũi hàn để đảm bảo bề mặt tiếp xúc được sạch sẽ, sẵn sàng cho việc mạ thiếc.

2. Gia nhiệt cho mũi hàn: Bật mỏ hàn để làm nóng đầu mũi, sau đó đưa đầu mũi hàn vào chất trợ hàn để làm mềm và chuẩn bị bề mặt.

3. Mạ thiếc: Đặt một lượng thiếc vừa đủ vào đầu mũi hàn, tạo lớp phủ thiếc đều trên khoảng 5mm đầu mũi hàn. 

Hi vọng những thông tin về cách hút chì ra khỏi linh kiện hàn lỗi có thể giúp ích cho công việc của bạn. Trong trường hợp mà bạn hàn lỗi mà đã áp dụng theo những cách trên thì có thể liên hệ tới EMIN để được hỗ trợ sớm nhất nhé

Đăng ký nhận bản tin - cơ hội nhận khuyến mãi