Bạn hiểu gì về máy toàn đạc điện tử ? Có những ứng dụng nào nổi bật
Trong ngành khảo sát và đo đạc, có lẽ máy toàn đạc điện tử không còn là thiết bị xa lạ nữa. Thay vào đấy, đây là một thiết bị không thể thiếu và cực kỳ quan trọng. Vậy thiết bị này có những điểm gì nổi bật và nguyên lý hoạt động như thế nào, giúp ích được gì cho ngành? Cùng EMIN tìm hiểu trong bài viết hôm nay nhé!
Nội dung
Máy toàn đạc điện tử nghĩa là gì ?
Nghe tên thì có vẻ khó hiểu nhưng thực ra lại rất đơn giản. Máy toàn đạc điện tử là một thiết bị quang học điện tử đa năng, được sử dụng để đo đạc khảo sát và xây dựng công trình. Về cấu tạo, máy là sự kết hợp của máy kinh vỹ điện tử và bộ phận đo khoảng cách điện tử (EDM), giúp đọc chính xác khoảng cách giữa hai cao điểm (điểm đứng máy và điểm cần đo).

Nguyên lý hoạt động của máy toàn đạc điện tử ?
Máy toàn đạc điện tử hoạt động theo nguyên lý thu và phát tín hiệu. Điểm đặt máy sẽ chứa bộ phận thu phát, trong khi gương phản xạ được đặt tại vị trí cần đo. Bộ phận phát tín hiệu sẽ gửi tín hiệu đến gương, gương phản xạ tín hiệu trở lại bộ phận thu của máy.
Khoảng cách cần đo được tính theo công thức: D = vt/2, trong đó:
- D là khoảng cách cần đo
- v là vận tốc truyền tín hiệu (v = 3 x 10^8 m/s)
- t là thời gian tín hiệu truyền đi và trở về.
Chương trình đo của máy toàn đạc điện tử
Các chương trình đo đạc của máy toàn đạc điện tử giúp thực hiện các công việc sau:
- Bố trí điểm (S-O) và điểm đến cong (S-O Arc)
- Đo Offset: cạnh (Distance), góc (Angle), hai cạnh – điểm khuất (2D), mặt phẳng (Plane), cột (Column)
- Đo góc (Angle), cạnh (Distance), tọa độ (Coordinate)
- Đo khảo sát địa hình (Topography, Topo)
- Đo cạnh gián tiếp (Missing Line – MLM)
- Đo chiều cao không với tới (REM)
- Đo bình sai đường chuyền (Traverse)
- Xác định điểm giao giữa hai đường (Intersection)
- Đo trắc ngang (Xsection)
- Tính diện tích phẳng và nghiêng (Area)
- Bố trí điểm đến đường thẳng (S-O Line)
- Xác định điểm đến đường tham chiếu bất kỳ (Point To Line)
- Chiếu điểm lên đường tham chiếu (Point Project)
- Đo đường tuyến (Road): đường thẳng (Line), đường cong (Circular Curve), đường xoắn ốc (Spiral), parabol (Parabola), cong ba điểm (3PT Curve), tiếp tuyến và giao tuyến (IP&Tan), tính toán đường tuyến (Alignment)
Tính ứng dụng của máy:
Hiểu rõ các chương trình đo đạc của máy toàn đạc điện tử giúp chúng ta ứng dụng thiết bị này vào nhiều lĩnh vực:
- Trong xây dựng công nghiệp và dân dụng: Định vị tim cọc, ép cọc, định vị tim trục để xây tường, chuyển điểm thiết kế ra thực địa.
- Đo đạc trong lĩnh vực giao thông và thủy lợi.
- Khảo sát địa chính, địa hình, và thành lập bản đồ.
Lưu ý khi sử dụng thiết bị
Vì là một thiết bị điện tử, để nâng cao tuổi thọ của máy toàn đạc điện tử, bạn nên lưu ý những điều sau:
- Bảo quản máy ở nơi khô thoáng, sạch sẽ, tránh ẩm ướt và bụi bẩn.
- Đặt máy trong hộp chống va chạm khi di chuyển.
- Thường xuyên lau chùi và vệ sinh máy để loại bỏ bụi bẩn.
- Sạc pin đầy đủ trước khi sử dụng, tránh để pin cạn thường xuyên.
- Sử dụng pin chính hãng để tránh chai pin hoặc hỏng pin.
- Bảo dưỡng định kỳ cho máy.
Trên đây là những chia sẻ của mình về máy toàn đạc điện tử, khái niệm, tính năng và công dụng của nó như thế nào. Bạn có thể tham khảo sản phẩm tại Máy toàn đạc điện tư chính hãng mà EMIN cung cấp tại đây!